
JUACH xin giới thiệu bài viết đầu tiên (04/2021) trong Chuỗi bài viết giới thiệu thành viên tiêu biểu JUACH, được đăng trên trang Facebook Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân vật trong bài: anh Đặng Anh Trung, cựu sinh viên trường Kushiro Kosen (Hokkaido) và Toyohashi Gikadai (Aichi), hiện là Chủ tịch phân hội Kosen Việt Nam.
~ Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm du học Nhật Bản của bạn ~
シリーズ:ホーチミン元日本留学生会メンバーへのインタビュー
~あなたの日本留学経験を紹介してください!~
(やや長文ですが日本語は後半に掲載しています)
Chào anh Trung, anh là thành viên của Hội cưu du học sinh Nhật Bản (JUACH), anh có thể cho biết về quá trình du học Nhật Bản của anh không?

Anh thi vào trường Đại học Bách khoa Hà nội năm 1989. Với thành tích là Á khoa, anh được nhà nước chọn cử đi du học, lúc đó Nhật bản chưa có hiệp ước với Việt nam về trường hợp này, anh được chọn đi Đức và học tiếng Đức một năm tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà nội để sang Đức vào tháng 8 năm 1990.
Anh đã đoạt giải vô dịch Olympic tiếng Đức tại đây và được miễn thi tốt nghiệp, tuy nhiên vào khoảng tháng 7 năm 1990 chính phủ Nhật bản thông báo sẽ cấp một suất học bổng, anh và anh Minh ( thủ khoa ĐHBK ) được lựa chọn để chính phủ Nhật chọn ra một người để sang Nhật vào tháng 10 năm 1990. Vì kết quả được đi Nhật hay không chỉ được biết sau khi đợt đi Đức đã kết thúc nên việc chọn đi Nhật là một “hên xui” tuy nhiên anh vẫn lựa chọn việc không đi Đức để đi Nhật và may mắn là Nhật Bản đã chọn cả hai.
Vì vào thời điểm đó chương trình giáo dục của Việt nam và Nhật Bản khác nhau nên sau khi học 6 tháng tiếng Nhật ở Tokyo, anh được cử lên học từ năm thứ 3 của trường Kushiro National College of Technology ( Kushiro Kosen ) , Hokkaido ( từ năm 1991-1994).
Năm 1993, với tư cách là trưởng nhóm và người đưa ra ý tưởng của đội Robocon của Kushiro, anh đã tham gia vòng loại Robocon khu vực Hokkaido. Đội của anh đã đạt giải sáng kiến và đã vào được vòng thi toàn quốc tại Nhật Bản do NHK tổ chức ( trong quá trình này NHK đã ghi hình anh suốt 3 ngày nhưng sau đó chỉ phát sóng có 5 phút )
Sau khi tốt nghiệp Kushiro Kosen, anh chuyển lên học từ năm thứ 3 trường Toyohashi University of Technology và tốt nghiệp bằng thạc sỹ điện, điện tử tại đây.
Sau khi tốt nghiệp anh vào làm tại một công ty phần mềm đi đầu trong lĩnh vực xử lý tiếng Nhật có trụ sở tại Tokushima. Tuy nhiên anh vẫn muôn mong muốn làm gì đó để làm cầu nối giữa Việt nam và Nhật bản, vì vậy năm 2003, anh chuyển sang làm tại công ty TIS vì lúc đó là thời điểm TIS nói riêng và Nhật bản nói chung bắt đầu hợp tác mạnh mẽ với Việt nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Năm 2009 anh về nước thành lập văn phòng đại diện của TIS tại TP.HCM và làm trưởng đại diện cho đến nay.
Khi bước chân đến Nhật Bản, điều gì khiến anh cảm thấy bất ngờ nhất?

Trước khi sang Nhật , anh đã tưởng tượng người Nhật chắc khác mình nhiều lắm. Nhưng khi đến Nhật, anh đã hơi bất ngờ vì…hóa ra con người và văn hóa Nhật Bản không khác mình nhiều lắm như mình đã nghĩ. Chỉ có thời gian đầu anh chưa quen lắm với món ăn Nhật như natto và sashimi nhưng cũng đã quen được ngay và bây giờ cũng vẫn rất thích Natto.
Vậy trong quá trình anh học tập và sinh sống tại Nhật, điều gì làm anh ấn tượng nhất và thích nhất?
Khi mới qua Nhật anh rất ấn tượng vì thành phố rất sạch. Các cô giáo tiếng Nhật nói riêng và người Nhật nói chung rất tốt và tận tình. Và tại trường tiếng Nhật anh được tiếp xúc với rất nhiều bạn bè đến từ nhiều nước khác nhau như Thái lan, Indonesia Philipine, Hàn Quốc v.v…Đó là một môi trường quốc tế và mọi người rất hòa đồng.
Còn bây giờ Nhật bản đối với anh là một nơi anh thấy gần gũi cũng như Việt nam vậy.
Anh có gặp khó khăn gì trong thời gian ở Nhật không?
Thời điểm những năm 1990, người Việt Nam còn chưa sang Nhật du học nhiều, và người Nhật Bản trẻ tuổi lúc đó gần như không biết gì về Việt Nam, nên anh cảm thấy có chút khó khăn để mọi người hiểu về con người Việt nam. Hơn nữa, khi anh sang Nhật, anh chỉ được học khóa tiếng Nhật 6 tháng rồi sau đó vào học chuyên môn hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Để hiểu những gì giáo viên dạy, anh đã phải tự học qua sách ở nhà rất nhiều.
Ờ Nhật khi đó cũng không có sách tiếng Việt, anh thích đọc sách nên ban đầu thỉnh thoảng ở nhà có gửi sách qua nhưng vì số lượng có hạn nên sau đó anh quyết tâm đọc sách bằng tiếng Nhật. Anh thích đọc sách của Nhật viết về Việt nam. Việt nam và Nhật bản thật ra có những liên kết, gắn bó về văn hóa cũng như trong lịch sử sâu sắc hơn những gì chúng ta đã biết.
Anh có lời khuyên gì cho các bạn trong tương lai sẽ du học Nhật Bản không?
Anh mong các bạn trẻ khi có cơ hội sang Nhật du học, các bạn hãy tận dụng cơ hội này tích cực giao lưu kết bạn với người bản xứ, tìm hiểu một cách sống động và chân thực nhất về đất nước và con người Nhật Bản và đồng thời giới thiệu những cái hay cái tốt của Việt nam. Hiện tại anh vẫn còn liên lạc với các bạn Nhật thời đi học. Bọn anh vẫn thỉnh thoảng nhậu online qua Zoom.
Cảm ơn những chia sẻ của anh Trung và chúc anh sẽ thành công trong sự nghiệp của mình, tạo thêm mối liên kết giữa Nhật Bản và Việt Nam.
<日本語>
チュンさん、よろしくお願いします。チュンさんは、ホーチミン市元日本留学生会のメンバーですが、チュンさんの留学経験について教えていただけますか?
私は、1989年のハノイ工科大学の入学試験に合格しました。2番目に成績が良かったので、国から留学生に選ばれました。当時、ベトナムは日本との間で、ベトナム政府が派遣する留学生を日本が受け入れるための協定を締結していなかったため、私はドイツ留学組に割りふられ、1990年8月にドイツへ留学するため、ハノイ外国語大学でドイツ語を1年間勉強しました。私は、その間、ドイツ語オリンピックで優勝し、卒業試験の免除も勝ち取りましたが、1990年7月頃に日本政府がベトナム人学生に対して奨学金を供与することになり、私とミンさん(工科大学首席)のうちいずれかが日本政府に選ばれ、1990年10月に訪日することが決まりました。日本への留学選考の結果は、ドイツ留学課程が終了した後に判明するため、日本に行けるかどうかは、「運次第」でした。しかし、それでも私は日本に行くためにドイツ留学をしないことを決め、結局最後には、運良く私とミンさんの2人とも日本に行けることになりました。
この時期、ベトナムと日本の教育制度は異なっていたため、(来日後)東京で6か月日本語を学んだ後、北海道の釧路工業高等専門学校の3年次に編入しました。(1991年~1994年)
1993年、私は釧路高専のロボコンチームのリーダーとして、北海道地区大会に出場しました。私のチームはアイデア賞を獲得する共に、NHKが主催する全国大会に出場することになりました(この過程はNHKが3日間に亘り取材してくれましたが、実際に放映されたのは5分でした。)。釧路高専卒業後、私は豊橋技術科学大学の3年生に編入し、その後電気・電子工学の修士号を取得しました。
卒業後、私は徳島県に本社があり、日本語ワープロソフト開発の分野でトップであった企業に入社しました。しかし、私は引き続きベトナムと日本の架け橋になる何かをしたいと思い続けていました。そのため、2003年にTISという企業に転職しました。当時TISだけでなく日本がソフトウェア開発の分野でベトナムとの協力を強化していた時期だったからです。2009年になり、私はベトナムに帰国し、TISホーチミン事務所を設立しその代表となり、現在に至ります。
チュンさんが初めて日本を訪れた時、一番驚いたことはなんですか?
訪日前、私は日本人と私たちベトナム人には相違点がたくさんあると想像していました。しかし、訪日後、私が想像したほど日本人も日本文化もベトナムとそれほど相違ないことにちょっと驚きました。訪日初期は、納豆や刺身に慣れませんでしたが、すぐに慣れました。今では納豆も大好きです。
日本で学習し、生活される中で、チュンさんにとってもっとも印象的なことはなんですか?また最も好きなものはなんですか?
訪日したばかりの時は、都市がきれい(清潔)であることが印象的でした。日本語教師や日本の方々はとても良くしてくれました。日本語学校では、タイ、インドネシア、フィリピン、韓国等様々な国籍のたくさんの友人と交流できました。とても国際的な環境で、みなフレンドリーでした。現在私にとって日本は、ベトナムと同じぐらい近い居場所です。
日本滞在中、チュンさんはなんらかの困難に直面しましたか?
90年代は、日本留学ができるベトナム人は多くない時代であり、当時の若い日本人はベトナムのことをほとんど知りませんでした。そのため、私は、ベトナム人について日本の皆さんに理解してもらう際、やや難しく感じました。また、訪日後、私は6か月間だけの日本語を学習し、その後は完全に日本語での専門の学習に入りました。教師が教えてくれる内容を理解するため、私は自宅で多くの本を読み自習しなければなりませんでした。当時日本にはベトナム語の本もありませんでした。私は本を読むことが好きでしたので、最初は家で持参した本を読んでいましたが、数に限りがあるので、その後は日本語の本を読むよう努めました。特にベトナムについて書かれた日本の本を読むのが好きでした。ベトナムと日本の間には、我々が知っていた事以上に、本当に深い歴史や文化等のつながりや近似性があるのだと思いました。
将来日本に留学するベトナム人の方々にアドバイスをお願いします。
私は、若いベトナム人の皆さんが日本に行く機会を得られたら、皆さんはそのチャンスを必ずものにして、積極的に日本人と交流し友人となり、日本と日本人に直に触れ、正しく理解して欲しいと思います。また同時に、ベトナムの良いところを紹介してあげてください。私は今でも留学時代の日本人の友人と連絡をとっていますし、時々ズームでオンライン飲み会なんかもしています。
チュンさん、ありがとうございました。チュンさんの事業のご成功を祈念すると共に、日本とベトナムがよりつながっていくようチュンさんの引き続きのご支援をよろしくお願いいたします。
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.